Đầu năm là dịp mà người người, nhà nhà nô nức đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Trong bài viết này, ippglobal khô gà xé cay sẽ giới thiệu đến các bạn 9 ngôi chùa ling thiêng ở miền Bắc ai cũng nên đi vào dịp đầu xuân.
1. Chùa Một Cột – Hà Nội
Không chỉ có người dân thủ đô mà ngay cả khách du thập phương cũng chọn chùa Một Cột làm nơi hành hương trong dịp đầu năm mới khi tới Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen nghìn tuổi nở giữa thủ đô Hà Nội.
Chùa Một cột là biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không những thế, chùa Một Cột còn mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính, thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật.
2. Chùa Hà
Đây là ngôi chùa nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Không chỉ đến cầu may mắn, bình an, từ lâu chùa Hà đã được mọi người biết đến là ngôi chùa cầu tình duyên vô cùng linh thiêng ở Hà Nội. Vì thế, mỗi dịp tết đến xuân về hay ngày rằm mùng một, những đôi lứa yêu nhau hay người chưa may mắn trong chuyện tình duyên đều đến đây lễ cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
3. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây, là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Hiện đây là cổ nhất Hà Nội với trên 1.500 năm tuổi vừa lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Còn ngày nay, nơi đây lại càng tấp nập những du khách, phật tử đễn lễ chùa cầu an, cầu phước vào dịp đầu năm.
4. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hương cầu phúc dịp đầu xuân
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Hàng năm, cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ cầu mong điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.
5. Đền Trần ( Nam Định)
Khu di tích Đền Trần Nam Định thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta. Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định lại tổ chức lễ khai ấn Đền Trần. Dù là đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng từ mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân.
6. Chùa Hương
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức , cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
Cứ mỗi dịp đầu xuân, chùa luôn đón hàng triệu du khách từ mọi miền hành hương về để tham dự lễ hội được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 âm lịch.
7. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Tọa lạc trên vùng núi Yên Tử, thiền viện được xem như là kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt cách đây 700 năm về trước. Chùa vốn rất linh thiêng nên thu hút các tín đồ Phật tử và cả khách du lịch hành hương mỗi dịp đặc biệt, nhất là vào những ngày đầu năm mới.
8. Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng và được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” với nghi thức “vay vốn đầu năm trả nợ cuối năm” rất độc đáo. Bởi thế, các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước… mặt Bà. Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay. Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin “lộc rơi lộc vãi.
Hàng năm, tuy 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp để cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.
9. Chùa Bái Đính
Cứ vào mùng 6 Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính lại được tổ chức tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn với quy mô hoành tráng, thi hút sự tham gia đông đảo của khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước, với mong muốn cầu cho một năm mới đầy tài lộc, bình an.
Xem ngay món ăn vặt tiện lợi khi đi lễ chùa đầu năm: